Cẩm nang & kiến thức OTA (Sale & Marketing)

Mọi thông tin về OTA mà bạn cần biết

Moi Thong Tin Ve Ota Ma Ban Can Biet 100px

Trong ngành khách sạn nói riêng và du lịch nói chung, OTA viết tắt của Online Travel Agent là một thuật ngữ khá phổ biến. Vậy bạn có biết OTA là gì? OTA dùng để làm gì? Tại sao lại cần các kênh OTA?

OTA là gì?

OTA viết tắt của Online Travel Agent là một thuật ngữ được dịch sang tiếng Việt là đại lý du lịch trực tuyến, bán các sản phẩm dịch vụ du lịch đơn lẻ hoặc các gói dịch vụ như: phòng khách sạn, tour du lịch, vé máy bay, vé xe … cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các giao dịch mua bán, được đặt qua các đại lý (qua các website, ứng dụng trung gian) và hình thức thanh toán có thể là thanh toán qua cho đơn vị trung gian hoặc trực tiếp nhà cung cấp dịch vụ khi sử dụng dịch vụ.

Đại lý du lịch trực tuyến (OTA) là một thị trường dựa trên web cho phép người tiêu dùng nghiên cứu và đặt các sản phẩm và dịch vụ du lịch, bao gồm khách sạn, chuyến bay, ô tô, chuyến tham quan, du lịch trên biển, các hoạt động, v.v., trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Mỗi ngày, hàng triệu khách du lịch trên khắp thế giới sử dụng các OTA để lên kế hoạch cho các chuyến công tác và giải trí. OTA cung cấp quyền truy cập cho khách tiềm năng của bạn ở các địa điểm và với số lượng lớn mà bạn khó có thể truy cập thông qua các nỗ lực tiếp thị của riêng mình. Ngoài ra, các OTA cung cấp thông tin chi tiết về thị trường và công cụ để nhắm mục tiêu khách du lịch, bảo mật và xử lý đặt phòng, giao tiếp với khách và quản lý đánh giá

Moi Thong Tin Ve Ota Ma Ban Can Biet5 100px

Moi Thong Tin Ve Ota Ma Ban Can Biet5 100px

Nhà cung cấp dịch vụ phải trả phần hoa hồng cho đơn vị trung gian khi khách hàng đặt dịch vụ qua đặt qua các đại lý (qua các website, ứng dụng trung gian). Thông thường khi khách hàng mua gói dịch vụ như cả khách sạn và vé máy bay sẽ rẻ hơn nếu mua lẻ khách sạn + mua lẻ vé máy bay trên cùng một trang web hoặc ứng dụng trung gian (đại lý).

Mô hình OTA đã rất phát triển trên thế giới với những tên tuổi lớn như: Expedia.com, Agoda.com, , AirBNB, Traveloka,… Ở Việt Nam, các trang như: chudu24, mytour, Avia.vn, OTAVN.com, Abay.vn… chính là các mô hình OTA tại Việt Nam.

Tại sao lại sử dụng các kênh OTA là kênh bán phòng cho khách sạn/ homestay?

Tham gia vào các kênh thông tin về OTA sẽ giúp gia tăng đáng kể cơ hội tiếp cận khách hàng trên khắp thế giới, không phân biệt khoảng cách. Mặc dù mỗi doanh nghiệp đều website riêng nhưng các doanh nghiệp như khách sạn vẫn cần hợp tác với các OTA. Bởi các đại lý du lịch trực tuyến là một kênh marketing hiệu quả cho khách sạn. Sự hiện diện tên khách sạn trên nhiều website như vậy sẽ tạo được ấn tượng về mặt thương hiệu và người dùng cũng sẽ dễ dàng đặt phòng hơn. Khách sạn cũng không bỏ ra nhiều chi phí để marketing online vì các OTA sẽ thực hiện việc này.

Theo thống kê đến năm 2016 trên thế giới có khoảng 3.5 tỷ người dùng internet. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người với tỉ lệ đô thị hóa là 35%. Báo cáo này cũng cho biết, tổng số người dùng Internet ở quốc gia hình chữ S vào tháng 01/2018 là 64 triệu người.  Việc triển khai 3G, 4G và các thiết bị di động ngày càng rẻ và được phổ cập giúp số lượng người tiếp cận và sử dụng internet ngày càng gia tăng. Và việc tìm kiếm thông tin trên internet là xu hướng tất yếu được hầu hết mọi người sử dụng internet quan tâm.

OTA đang ngày càng phổ biến. Trên thực tế, khách du lịch ngày nay sử dụng OTA nhiều hơn 50% so với các trang web khách sạn để so sánh các lựa chọn du lịch giải trí. Và điều đó có nghĩa là các OTA có thể đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phân phối của bạn.

Mỗi năm các OTA chi hàng triệu đô la để thu hút người tiêu dùng từ khắp nơi trên thế giới đến với thị trường du lịch trực tuyến của họ. Khoản đầu tư của họ vào quảng cáo trực tuyến và truyền hình, biển quảng cáo và tài trợ, phương tiện truyền thông xã hội và các kênh tiếp thị khác giúp các khách sạn thu hút những du khách khó tiếp cận mà họ không thể tiếp cận bằng cách khác. OTA mang đến cho bạn cơ hội rủi ro thấp để phát triển doanh nghiệp của mình, đặc biệt nếu bạn có quỹ tiếp thị hạn chế.

Moi Thong Tin Ve Ota Ma Ban Can Biet2 100px

Moi Thong Tin Ve Ota Ma Ban Can Biet2 100px

Những ưu điểm khi sử dụng kênh bán dịch vụ trực tuyến OTA

– Thương hiệu của nhà cung cấp dịch vụ luôn được quảng bá rộng rãi trên các công cụ của Internet như công cụ tìm kiếm, quảng cáo từ khoá, quảng cáo facebook, zalo…
– Ngoài chi phí về lao động/ tiền lương thì việc đăng ký các kênh thông tin về OTA là miễn phí
– Khách hàng dễ dàng đặt dịch vụ thông qua các ứng dụng, website được tối ưu trải nghiệm người dùng: giao diện thân thiện, dễ sử dụng, thao tác, thời gian xử lý nhanh…
– Khách hàng được hưởng thêm các chính sách của đại lý OTA như tặng voucher giảm giá trực tiếp, tích điểm, miễn phí khi mua nhiều, được ưu đãi nhiều dịch vụ đi kèm…
– Các trang quản trị OTA thường có phần thống kê khách truy cập giúp nhà quản lý có thể theo dõi, thống kê khách và đưa ra các chiến lược giá phù hợp hay từng thị trường mục tiêu.

Hạn chế khi sử dụng kênh bán dịch vụ trực tuyến OTA

– Người đăng ký, sử dụng phải biết hoặc đã được đào tạo thì mới có thể đăng ký, sử dụng được.
– Người bán phải trả phần hoa hồng cho đối tác làm giảm doanh thu/lợi nhuận, tăng thêm chi phí của doanh nghiệp.

Các kênh OTA kết nối thế nào đến phần mềm quản lý khách sạn

Các kênh OTA sử dụng thuật toán được lập trình sẵn kết nôi với Channel Manager và phần mềm quản lý khách sạn qua API đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực, độ trễ thấp. Nếu bạn sử dụng thêm các giải pháp quản lý kênh OTA bằng channel manager và phần mềm quản lý khách sạn chuyển nghiệp thì sẽ giảm được rất nhiều thao thao và các bộ phận như đặt phòng/ reservation, mọi thứ sẽ tập trung ở một chỗ.

Moi Thong Tin Ve Ota Ma Ban Can Biet 100px

Moi Thong Tin Ve Ota Ma Ban Can Biet 100px

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi 1 nhé