Khảo sát thời gian đi du lịch của người Việt Nam ở 2 thành phố lớn cuả Việt Nam cho thấy hiện nay người Việt Nam thường đi du lịch chủ yếu vào các dịp hè và các dịp lễ đặc biệt và dịp cuối tuần từ thứ 6 đến chủ nhật. Nội dung nghiên cứu này cho thấy xu hướng đi du lịch và tìm kiếm thông tin du lịch không nằm ngoài xu hướng toàn cầu hóa là sử dụng internet và các tài nguyên trên internet để chuẩn bị sắp xếp chuyến đi du lịch.
Khảo sát thời gian đi du lịch của người Việt Nam
Hơn 50% người (ở Hà Nội và Tp.HCM) đều cho rằng họ sẽ đi du lịch vào các dịp lễ lớn và những ngày nghỉ dài (như 30/4, 1/5 và 2/9) , hơn là đi vào các dịp cuối tuần (~25%) và các dịp kỷ niệm của bản thân và gia đình (~20%).
Người Việt thường dùng những chuyến du lịch để gắn kết tình cảm, vì vậy có tới 60% những chuyến du lịch thường được sắp xếp để đi cùng với người thân trong gia đình; 30% đi cùng bạn bè. Bạn trẻ trong độ tuổi 22 – 30 đam mê trải nghiệm khám phá thường đi du lịch, từ 3 đến 5 lần/năm. Đặt điểm của các chuyến đi này là ngắn ngày, chi phí thấp, thường vào cuối tuần và các dịp lễ. Ngược lại, nhóm nhân viên văn phòng từ 30 tuổi trở lên chỉ đi du lịch 1 đến 2 lần/năm nhưng sẵn sàng chi nhiều tiền cho mỗi chuyến vi vu. Họ thường không đi du lịch vào cuối tuần và lên kế hoạch chi tiết hơn cho các chuyến đi của mình so với nhóm khách hàng trẻ.
Vì thế thường vào dịp lễ Tết tại các điểm du lịch thường quá tải vì nhu cầu quá lớn của Du khách, giá dich vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn tăng đến mức kịch trần. Để tránh gặp phải tình trạng chặt chém, quý khách nên đặt phòng sớm ở những trang đặt phòng trực tuyến các kênh thông tin về OTA uy tín như booking.com; agoda.com; hotels.com; traveloka, mytour, vntrip, gotadi…
Khảo sát nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Việt Nam
Khi được hỏi về lý do đi du lịch nước ngoài của người Việt Nam, phần đông du khách cho biết mục đích chính của chuyến đi là để ngắm cảnh đẹp, khám phá ẩm thực, nghỉ dưỡng và mua sắm. Điều này phản ánh nhu cầu được thư giãn và cải thiện đời sống tinh thần của người dân Việt Nam ngày càng cao. Các tour du lịch nước ngoài hầu hết được người Việt Nam lựa chọn qua các công ty du lịch uy tín.
Không khó nhận ra việc du lịch nước ngoài tăng lên là xu hướng tất yếu của thời đại khi chất lượng đời sống người Việt ngày càng được cải thiện. Những nhu cầu cơ bản như ăn-mặc-ở đã được đáp ứng, người tiêu dùng có mong muốn thỏa mãn những nhu cầu bậc cao hơn, trong đó có việc nâng cao đời sống tinh thần thông qua những chuyến đi du lịch.
Theo một khảo sát nhu cầu du lịch của người Việt Nam từ công ty nghiên cứu Boston, từ năm 2014 đến năm 2020, số lượng gia đình từ trung lưu đến thượng lưu sẽ chiếm đến 1/3 dân số Việt Nam (tương đương với khoảng 33 triệu người). Tầng lớp trung lưu mới nổi này sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng về du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cùng với sự xuất hiện của thế hệ trẻ yêu thích du lịch khám phá, những người du lịch lâu năm muốn trải nghiệm mới, song song với sự phát triển cơ sở hạ tầng.
Các kênh đặt phòng chủ yếu của người Việt khi đi du lịch
Theo khảo sát và số liệu từ chúng tôi có được thì có khoảng 45% khách du lịch đặt phòng trực tuyến từ các đại lý du lịch OTA. 35% đặt qua các công ty du lịch, còn lại là các hình thức khác như đặt trực tiếp qua khách sạn, nhờ người thân đặt, mua voucher…là 20%.
Với kinh nghiệm vận hành OTA cho các khách sạn tại Hà Nội, Sa Pa, Đà Lạt… chúng tôi thấy việc khách đặt phòng qua các kênh đặt phòng trực tuyến tương đối phổ biến, họ kỳ vọng vào chất lượng dịch vụ tốt hơn, giá rẻ hơn và được nhận thêm ưu đãi từ các đại lý du lịch trực tuyến OTA như tích điểm, thành viên VIP…
Khách sạn cần lưu ý gì khi có được các thông tin Khảo sát nhu cầu đi du lịch của người Việt Nam?
Trong bài viết nghiên cứu này cho thấy người Việt Nam càng ngày càng ưa chuộng hình thức đặt phòng qua các kênh thông tin về OTA, vì thế các chủ khách sạn/ người phụ trách kinh doanh khách sạn sẽ phải thay đổi tư duy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc thay đổi các tiếp cận khách hàng từ offline sang online. Các cơ sở lưu trú nhỏ như homestay, khách sạn mini, villa, nhà nghỉ…có thể hợp tác Sales OTA (bán phòng online) với chi phí cực thấp mà vẫn đẩy mạnh Sales OTA, đẩy mạnh phát triển thương hiệu để phát triển mạnh mẽ và bền vững.
TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam
Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi 1 nhé
TOP BÀI VIẾT NỔI BẬT NHẤT TỪ OTA VIỆT NAM
- Top 10 kênh OTA bán phòng khách sạn tại Việt Nam hiệu quả nhất
- Top 10+ công cụ quản lý kênh OTA/ channel manager tốt nhất thế giới
- Disparity LÀ GÌ trên OTA và là “nỗi sợ hãi” của dân kinh doanh khách sạn?
- 8 kỹ năng bán hàng của của nhân viên bán phòng/ Sale giỏi
- Hiệu quả của kênh OTA mang lại cho khách sạn/ homestay
- Làm sao để hạn chế các đánh giá xấu và có nhiều đánh giá tốt trên các kênh OTA
- Hình thức thanh toán giữa khách hàng với các kênh OTA và CSLT
- Ở đâu cung cấp khóa học Sales OTA giá rẻ & uy tín nhất